Lịch sử kinh tế Kinh tế Singapore

Giai đoạn còn là thuộc địa của Anh

Nền kinh tế Singapore được hưởng lợi nhiều từ các chính sách cai trị của chủ nghĩa thực dân Anh trong việc thiết lập lên các trung tâm tài chính và thương mại tại thuộc địa.

Năm 1819: Ngài Stamford Rafflles, một Thượng úy hải quân của khu phố Bencoolen cũ (1818-1824), đã cho xâu dựng một bốy quân đội nằm ở mũi phía nam của bán đảo Malay. Chính sách thực dân hóa đã đem lại nền tảng cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản tại khu vực này. Chính chính sách này đã biến Singapore trở thành "nơi giàu có đứng thứ hai ở khu vực châu Á chỉ sau Nhật Bản".  Phần lớn khối tài sản được tích lũy sớm vào thời điểm đó tại khu vực này là nguyên nhân giúp Singapore ngày nay trở thành một trong những trung tâm cảng biển lớn của thế giới.

Năm 1826: Singapore được coi là thủ đô của các lãnh thổ thuộc Anh nằm tại khu vực Đông Nam Á và chịu sự kiểm soát của Công ty Đông Ấn Anh.

Sự mở rộng giao thương

Tuyến du lịch mới mang đến cơ hội để phát triển kinh tế cho Singapore

Năm 1869: Vào ngày 17 tháng 11 năm 1869, Kênh đào Suez được mở ra nhằm nối liền Biển Địa Trung Hải với Biển Đỏ. Điều này làm cho thời gian di chuyển của toàn bộ tàu bé được rút ngắn đáng kể dẫn đến việc khối lượng giao dịch giữa các quốc gia trên thế giới tăng lên. Singapore không phải là ngoại lệ khi cả nước đã được chứng kiến ​​mức tăng trưởng lên đến 32 triệu Đô la chỉ trong vòng một năm kể từ khi kênh đào được mở ra.

Năm 1879: Tổng khối lượng giao dịch thương mại đạt 105 triệu Đô la Mã Lai.

Giai đoạn độc lập

Năm 1950: Khu vực này chứng kiến ​​tình trạng bất ổn xã hội dẫn đến việc các cường quốc thực dân bãi bỏ một số quyết định. Cùng với sự thúc đẩy đến từ các cuộc bạo loạn sắc tộc, các cường quốc thực dân đã tìm cách để trao quyền và thành lập lên một chính quyền địa phương đáng gờm. Tình trạng bất ổn hầu hết xuất hiện là do tỷ lệ thất nghiệp cao và chính quyền địa phương đã được chỉ đạo để giải quyết vấn đề này. Ban phát triển kinh tế là tên chính thức của tổ chức đứng ra tạo thêm công ăn việc làm.

Năm 1955: Một hội đồng lập pháp địa phương Singapore đã được thành lập với 25 trong tổng số số 35 thành viên được bầu.

Năm 1965: Sau khi độc lập khỏi Malaysia, Singapore đã phải đối mặt với những vấn đề xuất phát từ việc chỉ có thị trường nội địa nhỏ với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói cao. 70 phần trăm hộ gia đình Singapore phải sống trong điều kiện và hoàn cảnh vô cùng tồi tệ và một phần ba người dân phải sống nhờ trong các khu ổ chuột ở ngoại ô thành phố. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình rơi vào khoảng 14 phần trăm, GDP bình quân đầu người là 516 Đô la Mỹ và một nửa dân số không biết chữ.

Giai đoạn bùng nổ công nghiệp hóa và chuyển đổi

Công cuộc thay đổi trong kết cấu của bộ máy quản lý đã thúc đẩy nền kinh tế đi lên nhanh chóng

Giai đoạn 1965-1973: Tăng trưởng GDP thực tế hàng năm đạt 12,7%.

Giai đoạn 1973-1979: Cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã góp phần làm nâng cao nhận thức của chính phủ về các vấn đề kinh tế. Theo đó ​​chính phủ hứa hẹn sẽ phải tạo ra một diễn đàn về công cuộc chuyển đổi nền kinh tế mới. Chính phủ nhấn mạnh rằng công cuộc tập trung vào việc đầu tư cho công nghệ và giáo dục sẽ là làn sóng lợi ích kinh tế mới để quản lý và giảm thiểu lạm phát đồng thời giúp người lao động có được trang thiết bị hoàn thiện hơn để duy trì tăng trưởng.

Chính phủ Singapore đã thành lập Ủy ban phát triển kinh tế nhằm đạt được vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực đầu tư và biến Singapore trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.  Dòng vốn FDI đổ vào Singapore đã tăng lên rất nhiều trong những thập kỷ sau đó và duy trì cho mãi đến năm 2001 khi mà các công ty nước ngoài tạo ra tới 75% đầu ra sản xuất trong nước và 85% mặt hàng xuất khẩu. Trong khi đó, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư của Singapore có mức tăng trưởng cao nhất trên thế giới, trong khi tỉ lệ tiêu dùng hộ gia đình và bất cân bằng trong thu nhập so với GDP giảm ở mức thấp nhất.

Giai đoạn phát triển ngành dịch vụ

Với việc tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm lại, một lần nữa đất nước cần đa dạng hóa nền kinh tế

Trong một nỗ lực để trở thành kẻ dẫn đầu trong ngành đầu tư, cổ phiếu vốn của Singapore đã tăng 33 lần vào năm 1992 và đạt được tỷ lệ tăng gấp 10 lần tỷ lệ vốn-lao động.  Mức sống của người dân được cải thiện một cách đều đặn khi nhiều gia đình đã chuyển từ tình trạng thu nhập thấp sang địa vị thu nhập trung bình đạt mức an toàn khi mà thu nhập hộ gia đình đang ngày một tăng.

Năm 1987: Lý Quang Diệu tuyên bố rằng (dựa trên tiêu chí về mức độ sở hữu nhà ở) 80% người dân Singapore hiện có thể được coi là thành viên thuộc tầng lớp trung lưu. Dưới thời ông Lý, tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp của Singapore đều được duy trì ở mức thấp. Tuy nhiên, không giống như các chính sách kinh tế của Hy Lạp và các quốc gia khác ở châu Âu, Singapore tuân theo chính sách cá nhân hóa mạng lưới an toàn xã hội. Điều này dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm cao hơn so với mức trung bình và biến nền kinh tế trong nước trở nên rất bền vững trong dài hạn. Không hề cần đến một nhà nước phúc lợi đem lại phiền toán hay các thể chế tương tự, Singapore vẫn có thể tự phát triển được một lực lượng lao động có tay nghề cao cho nền kinh tế toàn cầu.

Những năm 1990: Đây là thời điểm xuất hiện một dấu hỏi lớn cho Singapore, dấu hỏi đó là về việc họ sẽ tái tạo nền kinh tế của họ như thế nào. Trong những năm 1990 sự xuất hiện của các nhà máy sản xuất được vận hành hiệu quả tại các quốc gia khác ở khu vực Đông Nam Á đã đặt ra thách thức cho một quốc gia chỉ có một lực lượng lao động nhỏ và quỹ đất hạn chế như Singapore. Ngài Friedrich đã nhấn mạnh rằng "nền kinh tế Singapore sẽ khó có thể tăng trưởng vược mức 25% như thời điểm hiện tại" khi nhìn vào các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tại quốc gia này.  Mặc dù gặp khó khăn trong lĩnh vực sản xuất, Singapore vẫn duy trì được sự phát triển mạnh mẽ của mình trong ngành tài chính, thương mại và vẫn giữ được vị thế là một trung tâm công nghiệp và thương mại quốc tế.

Chiến lược kinh tế của Singapore đã tạo ra sự tăng trưởng thực tế trung bình là 8,0% trong giai đoạn từ năm 1960 đến 1999. Kể từ khi quốc gia này độc lập vào năm 1965, GDP của Singapore có mức tăng trưởng trung bình vào khoảng 9,5%.  Nền kinh tế đã tăng trưởng trở lại khi đạt mức 5,4% vào năm 1999 sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực dưới thời thủ tướng Ngô Tác Đống, tiếp đó là 9,9% vào năm 2000. Tuy nhiên, sự suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu, cũng như sự tụt dốc của ngành sản xuất đồ điện tử trên toàn thế giới đã làm giảm mức tăng trưởng kinh tế được ước tính trong năm 2001 xuống tận âm 2,0%.

Nền kinh tế tăng trưởng trở lại mức 2,2% vào năm sau và 1,1% vào năm 2003 khi Singapore chịu sự ảnh hưởng đến từ dịch bệnh Hội chứng hô hấp cấp tính nặng. Sau đó, một bước ngoặt lớn đã xảy ra vào năm 2004 giúp phục hồi đáng kể mức tăng trưởng của Singapore với 8,3%. Mặc dù mức tăng trưởng thực tế lại thấp hơn so với mức tăng trưởng mục tiêu trong năm quá nửa khi chỉ đạt được 2,5%. Năm 2005, tăng trưởng kinh tế là 6,4% và năm 2006, 7,9%.

Singapore đã có sự phục hồi đáng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Năm 2010, cả nước chứng kiến ​​tốc độ tăng trưởng 15,2%.

Kể từ ngày 8 tháng 6 năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp của Singapore là khoảng 1,9% và nền kinh tế của đất nước có tốc độ tăng trưởng thấp hơn với tỷ lệ là 1,8% hàng quý so với 14,8% của năm 2010.

Năm 2015 và 2016 chứng kiến ​​cuộc suy thoái của nền kinh tế khi tăng trưởng GDP giảm xuống chỉ còn 2%. Mặc dù tăng trưởng kinh tế đã chậm lại, quốc gia này vẫn chưa từng công bố là gặp phải mức tăng trưởng âm vẫn là một dấu hiệu tích cực. Trong thời kỳ mà tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại này, thất nghiệp và lạm phát vẫn giảm.

Tính đến năm 2017, GDP của Singapore đạt mức 323,87 tỷ US$.

Singapore dự kiến ​​sẽ trải qua thêm một cuộc suy giảm kinh tế vào năm 2019, với mức tăng trưởng GDP giảm từ 3,1% trong năm 2018 xuống chỉ còn 1,9% do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh tế Singapore http://www.investasian.com/2014/11/21/singapore-ra... http://www.saworldview.com/scorecard/2014-scientif... //dx.doi.org/10.1093%2Fcmlj%2Fkmq022 http://www.doingbusiness.org/data/exploreeconomies... http://www.doingbusiness.org/reports/global-report... http://www.fao.org/docrep/004/AC153E/AC153E13.htm http://www.heritage.org/index/Ranking.aspx http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2006/01/da... http://www.intracen.org/BB-2012-08-27-WTO-Trade-Po... http://www.migrationinformation.org/feature/print....